
PHONG TỤC CỦA DÂN TỘC COR
14:00 18/02/2014
Dân tộc Cor cư trú chủ yếu ở huyện Trà Bồng, một ít ở Sơn Hà và huyện Trà My (Quảng Nam). Tiếng nói của người Cor thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khme. Sống trên địa hình rừng núi hiểm trở, người Cor làm nương rẫy là chính. Lúa rẫy, bắp mì, đặc biệt là trầu không.

PHONG TỤC CỦA DÂN TỘC VIỆT (KINH)
14:00 18/02/2014
Người Việt ở Quảng Ngãi đa số là dân gốc Thanh, Nghệ Tĩnh di cư vào trong các giai đoạn khác nhau của lịch sử; cư trú chủ yếu ở 6 huyện đồng bằng, các huyện lỵ, thị xã, các thị trấn, huyện lỵ các huyện miền núi và một số ít sống xen kẽ với các dân tộc thiểu số các làng, nóc. Người việt ở Quảng Ngãi thường xây nhà tranh vách đất. Từ năm 1975 xuất hiện ngày càng nhiều nhà lợp ngói, tường xây. Dưới mái nhà ấy là khoảng không gian văn hoá bảo lưu các nếp sống, tâm lý cộng đồng được sàng lọc qua bao thế hệ. Các tập tục của cộng đồng và dân tộc lần lượt diễn ra trong gia đình theo một chu kỳ sống của mỗi cá nhân, thế ứng xử với gia đình, gia tộc, xóm làng và xã hội. Bên cạnh việc duy trì một số tập tục của dân tộc Việt từ miền Bắc, người Việt ở Quảng Ngãi có một số tập quán riêng như cách xưng hô tên gọi, thứ bậc trong gia đình, cách nấu nướng các món ăn; đã có phần đơn giản hoá nhiều lễ thức tạo nên một nếp sống phù hợp với hoàn cảnh của vùng đất mới.

PHONG TỤC CỦA DÂN TỘC CA DONG
14:00 18/02/2014
Ca Dong là một nhánh của dân tộc Xơ Đăng ở bắc Kon Tum. Ở Quảng Ngãi ngưòi Ca Dong cư trú chủ yếu ở huyện Sơn Tây, cực tây tỉnh. Người Ca Dong sinh sống chủ yếu bằng nương rẫy và làm ruộng, làm vườn, săn bắn, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Người Ca Dong có nghề dệt cỗ truyền, các mô típ hoa văn trang trí đẹp. Người Ca Dong còn nung được quặng cục, quặng cát thành thép thỏi để rèn công cụ sản xuất và săn bắn. Người Ca Dong ở theo thành từng làng, mỗi làng có một cộng đồng gồm những người cùng hay không cùng huyết thống, có nhiều nóc nhà. Tất cả chủ nóc họp thành Hội đồng già làng, đứng đầu là những người có uy tín nhất.

PHONG TỤC CỦA DÂN TỘC HRE
14:00 18/02/2014
Dân tộc Hre cư trú ở các huyện Sơn Hà, Ba Tơ, Minh Long (Quảng Ngãi) và An Lão (Bình Định). Tiếng Hre thuộc ngôn ngữ Môn-khme. Người Hre chủ yếu sống bằng nghề làm lúa nước và nương rẫy. Săn bắn, hái lượm, đánh cá, rèn là những nghề phụ nhưng có ý nghĩa đáng kể. Người Hre định canh thành từng làng (plây), ở nhà sàn. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, mỗi làng đều có già làng đứng đầu